Thanh Sơn - những nốt nhạc không vương khói súng
Một số bài nhạc tiêu biểu của NS Thanh Sơn:
[FLASH]http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/mp3playlist.swf?xmlURL=http://mp3.zing.vn/xml/playlist/LHcmydEcJQNWtZvxyDnZm?autoplay=false&wmode=transparent
[/FLASH]
Hoạc nghe tai cửa sổ khác:
[video]http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/mp3playlist.swf?xmlURL=http://mp3.zing.vn/xml/playlist/LHcmydEcJQNWtZvxyDnZm?autoplay=false&wmode=transparent [/video]
Tác giả: Khương Duy
nguồn : tuanvietnam.net
Khi đi qua cuộc chiến, gia tài âm nhạc của mỗi nhạc sỹ, dù đứng bên nào chiến tuyến, đều ít nhiều in hằn dấu vết khói lửa, đạn bom. Nhưng dường như nhạc sỹ Thanh Sơn đứng ngoài cuộc chiến ấy. Ông chỉ dành trọn vẹn trái tim viết lên những bản nhạc ngọt ngào, đằm thắm, giản dị và chan chứa yêu thương.
Sinh năm 1938 tại Sóc Trăng, với niềm đam mê âm nhạc, chàng trai Lê Văn Thiện (tên thật của nhạc sỹ Thanh Sơn) sớm trở thành một ca sỹ tài danh tại Sài Gòn. Đầu thập kỷ 1960, ông bỏ nghiệp ca hát để trở thành nhạc sỹ sau khi tự học nhạc lý cơ bản. Tác phẩm đầu tay "Tình học sinh" (1962) không gây được tiếng vang. Chỉ khi "Nỗi buồn hoa phượng" ra đời năm 1963, sự nghiệp âm nhạc của ông mới bước sang trang khác. Từ đây, Thanh Sơn trở thành một trong những tên tuổi lớn nhất của nền âm nhạc Việt Nam.
Chưa có ai và sẽ khó có ai vượt qua Thanh Sơn ở mảng ca khúc viết về mái trường và tuổi học trò. Tự nhận mình không được học hành đến nơi đến chốn nên luôn hoài niệm về thời cắp sách tới trường, ông đã viết nên những câu hát vượt thời gian, đến gần nửa thế kỷ sau vẫn rung động lòng người:
Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn
Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương
Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi
Phút gần gụi nhau mất rồi
Tạ từ là hết người ơi!
(Nỗi buồn hoa phượng)
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/images/_resampled/ResizedImage438233-11528-camau.jpg

"Nỗi buồn hoa phượng" đã được ngân lên qua những tiếng hát vàng ròng của cả hai miền Nam Bắc: Thanh Tuyền, Hoàng Oanh, Hương Lan, NSND Thu Hiền... và trở thành một trong những ca khúc được nghệ sỹ hai miền hát chung nhiều nhất. Từng ca từ của bài hát gợi mở một không-thời gian thơ mộng, dịu dàng của một thời xa vằng ngày càng lùi xa vào dĩ vãng khiến càng nghe người ta càng nuối tiếc, càng hoài vọng được một lần trở lại.
Tuổi học trò đẹp và thanh khiết đã trở đi trở lại nhiều lần trong nhạc Thanh Sơn. Có khi đó là một mối tình học trò không đầu không cuối, nay người đã xa không bao giờ gặp lại, chỉ còn dấu hoa xưa ép cuối trang lưu bút:
Và thủa ấy biết bao nhiêu buồn vui
Gói trọn trong tuổi đời
Tình đẹp như trang giấy kết vần thơ
Như một nụ hoa trắng
Nhưng bao nhiêu yêu dấu đã phai mờ
Thời gian nỡ vùi chôn tuổi học trò
Người em gái mến thương nơi chốn nào
Bao giờ mình gặp nhau
(Lưu bút ngày xanh)
Có khi đó là những hình bóng thân thuộc đã theo mỗi học trò suốt những năm tháng êm đềm, để khi xa người ta phải khắc khoải nhớ đến nao lòng:
Tôi vẫn nhớ sân trường và cây đa
Nhớ một ông giáo già, nhớ bạn bè hôm qua
Bao kỷ niệm sống lại khi hè đến
Ngày xưa ơi nhớ mãi không quên
(Hạ buồn)
Thanh Sơn cũng viết nhiều ca khúc về tình yêu. Nhưng ta không thấy bóng dáng những mối tình "người yêu của lính" đan xen yêu thương và hận thù, đẫm máu và nước mắt. Khi được hỏi tại sao bóng dáng chiến tranh rất ít hiện lên trong những ca khúc của ông, ông trả lời: "Tôi không muốn viết về chiến tranh vì chiến tranh là điều phi lý." Có lẽ vì thế, nhạc Thanh Sơn nói chung và tình yêu trong nhạc Thanh Sơn nói riêng không vương mùi khói súng. Tình yêu ấy chỉ có chút chiêm nghiệm, ngậm ngùi:
Tôi đếm thời gian trên ngón tay
Buồn len mắt gầy, hỏi lòng bao đắng cay?
(Vầng trán suy tư)
Tình yêu ấy thật nhiều bâng khuâng, hoài niệm nhưng không rơi vào bi lụy, chính vì thế nó có sức hấp dẫn người nghe qua nhiều thế hệ. Nổi tiếng nhất là mối tình thấp thoáng dưới bóng hoa anh đào gợi nhắc về xứ sở Phù Tang xa xôi:
Mùa xuân sang có hoa anh đào
Màu hoa tôi trót yêu từ lâu
Lòng bâng khuâng, nhớ ai năm nào
Hẹn hò nhau dưới hoa anh đào
Mình nói chuyện ngày sau
(Mùa hoa anh đào)
Khi tình yêu ấy ra đi, Thanh Sơn cũng để nó ra đi thật nhẹ nhàng, không chút xót xa ai oán như thường thấy ở các bản nhạc vàng kinh điển:
Đừng trách nhau làm gì
Khô giọt lệ trên mi
Trót mang biệt ly
(Yêu tiếng hát ngày xưa)
Song, mảng âm nhạc làm nên tên tuổi Thanh Sơn và cũng là mảng ông vẫn đang tiếp tục theo đuổi cho đến hôm nay chính là dòng nhạc quê hương. Nếu lắng nghe những ca khúc của ông từ trước và sau năm 1975, người ta không thể hình dung đất nước Việt Nam tươi đẹp như thơ như họa lại từng trải qua nhiều đau thương, mất mát đến thế. Thanh Sơn cho biết, thay vì nói về chiến tranh, ông bày tỏ tình yêu nước bằng việc ngợi ca quê hương - quê hương lớn là cả nước non ngàn dặm gấm hoa, quê hương nhỏ là từng địa danh thân thương gần gũi.
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/images/_resampled/ResizedImage519410-11528-baclieu2.jpg

"Quê hương lớn" hiện lên qua những câu hát chứa chan niềm tự hào của một người con yêu đến tha thiết từng câu hò, câu ví, từng mái đình, bờ tre, con đê, hòn đất:
Non nước hữu tình quê mình xinh đẹp quá
Từ những câu hò, ý nhạc thành lời ca
(Non nước hữu tình)
Về tới đầu làng, con chim sáo nhỏ hót vang rộn ràng
Qua nhịp cầu tre, qua mấy con đê thắm đượm tình quê...
(Hình bóng quê nhà)
Tôi đi xem để thấy những gì yêu dấu Việt Nam
Trên quê hương ta đó cố tìm đâu đây chút tình
Tình là đồng ruộng bao la tình là đình làng cây đa
Thương tiếng ru ai bùi ngùi rót trên đất bồi phù sa .
(Bài ngợi ca quê hương)
"Quê hương nhỏ" được ông điểm danh hầu như đầy đủ qua những nhạc phẩm viết riêng cho từng vùng đất: từ Hà Nội hào hoa tới xứ Huế trầm mặc, từ những cánh đồng thẳng cánh có bay vùng Tháp Mười tới Cà Mau địa đầu tổ quốc. Mỗi địa danh đều đi vào nhạc Thanh Sơn với tất cả những nét yên ả, quyến rũ đến lạ kỳ. Ông nói thay lời những người con xứ Huế khi nhớ về chốn thần kinh cũ:
Người đi chốn xa thương về cố đô
Thương tà áo trắng thương mấy câu hò
Và giọng cười, vành nón Kim Luông
Ôi nắng chiều Vỹ Dạ thoáng buồnNgự Bình chơ vơ nhìn sông Hương
(Thương về cố đô)
Ông gợi lại một vùng Bạc Liêu trù phú, với những con người hào phóng, tài hoa:
Nghe tiếng đờn ai đưa sáu câu
Như sống lại hồn Cao Văn Lầu
Về Bạc Liêu danh tiếng ôn lại giấc ngủ vàng son
Một thời để nhớ ngày đó xa rồi
(Bạc Liêu hoài cổ)
Ông mời gọi du khách về mới miền đất Mũi theo những chuyến ghe xuôi ngược:
Nghe nói Cà Mau xa lắm, ở cuối cùng bản đồ Việt Nam
Ngại chi đường xa không tới, về để nói với nhau mấy lời
Xuôi mái chèo sông ông Đốc, đêm trắng kịp tới chợ Cà Mau
Xuồng ghe ngày đêm không ngớt, người Cà Mau dễ thương vô cùng
(Áo mới Cà Mau)
Yêu quê hương là thế, Thanh Sơn mong muốn người Việt Nam dù ở trong nước hay hải ngoại đều hướng về một nguồn cội chung. Hơn ai hết, ông kêu gọi người Việt Nam hãy hòa giải, yêu thương nhau để cùng gìn giữ quê hương tươi đẹp:
Chúng ta thích sống đời hòa bình
Chúng ta hãy ca ngợi hòa bình
Lời hát thay kinh cầu chứng minh
Ôi vui là vui cho cuộc đời mình
Hoà bình ơi đón chờ từ lâu
Người Việt Nam hãy hoà hợp nhau
Ánh dương soi sáng ngời xóa hận thù thôi binh đao.
(Bài ca ngợi quê hương)
Với trái tim chân thành với con người và quê hương đất nước, Thanh Sơn đã viết nên những câu hát này từ năm 1973. Những lời kêu gọi ấy, đến hôm nay chúng ta vẫn đang gắng sức thực hiện để hàn gắn nỗi đau còn sót lại sau 35 năm đất nước thống nhất. Những câu hát ấy đã và sẽ còn góp một phần bé nhỏ nhưng cần thiết vào con đường hòa giải dân tộc bằng âm nhạc.
Với sự nghiệp sáng tác đồ sộ với hơn 500 tác phẩm, Thanh Sơn xứng đáng được vinh danh như một trong những nhạc sỹ lớn nhất của Việt Nam. Đáng quý hơn cả, vì nó không vương bóng dáng hận thù, chiến tranh mà chỉ có những ngày tháng học trò êm đềm, những miền quê yên ả... khi soi bóng vào âm nhạc Thanh Sơn, người ta như tìm thấy một phần hồn Việt Nam trong đó. Hôm nay và mai sau, dòng nhạc của ông sẽ còn được truyền qua nhiều thế hệ như một thông điệp thiêng liêng của hòa giải và yêu thương.
Đôi nét về tiểu sử nhạc sĩ thanh sơn
View hidden content is available for registered users!