Đàn đá (các dân tộc Tây Nguyên Việt Nam gọi là goong lu, đọc là goòng lú, tức "đá kêu như tiếng cồng") là một nhạc cụ gõ cổ nhất của Việt Nam và là một trong những loại nhạc cụ cổ sơ nhất của loài người. Đàn được làm bằng các thanh đá với kích thước dài, ngắn, dày, mỏng khác nhau.Thanh đá dài, to, dày có âm vực trầm trong khi thanh đá ngắn, nhỏ, mỏng thì tiếng thanh.Người xưa sử dụng vài loại đá có sẵn ở vùng núi Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ để tạo ra nhạc cụ này.
Lịch sử phát hiện
Năm 1949, những người phu làm đường phát hiện tại tại Ndut Liêng Krak, Đăk Lăk, Tây Nguyên một bộ 11 thanh đá xám có dấu hiệu ghè đẽo bởi bàn tay con người, kích thước từ to đến nhỏ trong đó thanh dài nhất 101,7 cm nặng 11,210 kg; thanh ngắn nhất 65,5 cm nặng 5,820 kg. Phát hiện này được báo cho Georges Condominas, một nhà khảo cổ người Pháp làm việc tại Viện Viễn Đông Bác Cổ.Tháng 6 năm 1950 giáo sư Georges Condominas đưa những thanh đá này về Paris và chúng được nghiên cứu bởi giáo sư âm nhạc André Schaeffner. Sau đó, Georges Condominas công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí Âm nhạc học (năm thứ 33 – bộ mới) số 97-98 tháng 7 năm 1951, khẳng định về loại đàn lithophone ở Ndut Liêng Krak, "“nó không giống bất cứ một nhạc cụ bằng đá nào mà khoa học đã biết". Hiện bộ đàn đá này được trưng bày ở Bảo tàng Con Người Paris, Pháp.
Năm 1956, trong Chiến tranh Việt Nam bộ đàn đá thứ hai được phát hiện và một đại úy Mỹ mang về trưng bày ở New York.
Năm 1980, Georges Condominas lại phát hiện bộ đàn đá thứ ba có 6 thanh tại buôn Bù Đơ thuộc xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Đây là bộ đàn do dòng họ Ksiêng (người Mạ) lưu giữ qua 7 đời.
Từ những năm 1979 vấn đề nghiên cứu, sưu tầm về đàn đá được giới khoa học Việt Nam khơi dậy và cho đến những năm đầu thập niên 1990, người ta tìm được khoảng 200 thanh đàn đá rải rác ở Đắc Lắc, Khánh Hòa, Đồng Nai, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Sông Bé và Phú Yên...; mỗi bộ đàn này có từ 3 đến 15 thanh. Nổi tiếng trong đó là các bộ đàn đá Khánh Sơn, đàn đá Bắc Ái, đàn đá Tuy An, đàn đá Bình Đa (gọi theo địa danh phát hiện). Căn cứ vào loại đàn đá tìm được ở di chỉ khảo cổ Bình Đa, các nhà khoa học cho biết những thanh đá để làm đàn này có tuổi đời khoảng 3.000 năm.
Các nhà nghiên cứu sau khi khai quật và khảo sát tại đỉnh núi Dốc Gạo, thuộc địa phận thôn Tô Hạp, xã Trung Hạp, Khánh Sơn đã tìm ra nhiều dấu tích chứng tỏ người xưa đã chế tác đàn đá tại đây với nhiều khối đá và mảnh tước thuộc loại đá phún trào có nhiều ở Khánh Sơn, cũng là loại đá để chế tác đàn đá Khánh Sơn. Những dấu hiệu chế tác đàn đá tại chỗ chứng tỏ những cư dân từ xưa ở nơi này, dân tộc Raglai, là những người chủ thực sự của những bộ đàn đá.
Đặc điểm
Ở âm vực cao, tiếng đàn đá thánh thót xa xăm.Ở âm vực trầm, đàn đá vang như tiếng dội của vách đá. Người xưa quan niệm âm thanh của đàn đá như một phương tiện để nối liền cõi âm với cõi dương, giữa con người với trời đất thần linh, giữa hiện tại với quá khứ. Đàn đá đã được giới thiệu ở trong và ngoài nước.
Thanh âm của đàn đá được GS.TS.Trần Văn Khê ca ngợi là "biểu hiện tâm tư hệt như con người".
Một số bộ đàn đá lớn
• Tháng 6 năm 2003 ông K’Branh (dân tộc Cơ Hơ) ở buôn Bờ Nơm, Lâm Đồng phát hiện bộ đàn đá 20 thanh. Hai thanh dài nhất rộng bản 22 cm và dài 151 cm và 127 cm. Thanh ngắn nhất rộng bản khoảng 10 cm, chiều dài 43 cm. Số còn lại có độ dài từ 71 đến 75 cm và độ rộng bản trên dưới 15cm. Đây là bộ đàn đá cổ nhiều thanh nhất từng được phát hiện.
Bộ đàn đá được phát hiện ở Lâm Đồng
• Tháng 7 năm 2006 một bộ đàn đá được phát hiện ở Bình Thuận, gồm 8 thanh trong đó thanh dài nhất là 95 cm rộng 17 cm và nặng 12,5 kg; các thanh khác có chiều dài thấp dần đến thanh cuối cùng là 52,5 cm nặng 4,5 kg. Cả 8 thanh đều được ghè đẽo tinh xảo, có hình dạng giống nhau với hai đầu dày và hơi phình to, ở giữa có eo nhỏ lại và là nơi mỏng nhất. Giới khảo cổ học xôn xao vì khu vực phát hiện bộ đàn đá này nằm gần biển, tại vùng ảnh hưởng đậm của văn hóa Sa Huỳnh, trong khi từ trước tới nay tất cả các bộ đàn đá được phát hiện đều tại các vùng rừng, núi cao.
Bộ đàn đá được phát hiện ở Bình Thuận
• Bộ đàn đá hiện đại 100 thanh do hai anh em nghệ sĩ Nguyễn Chí Trung và Nguyễn Đức Lộc sáng tạo, gồm 2 giàn đàn mỗi giàn 50 thanh. Hiện bộ đàn đá này giữ kỷ lục là bộ đàn đá nhiều thanh nhất Việt Nam.
Bộ đàn đá 100 thanh
Đàn đá: "Báu vật" không chỉ của Việt Nam
Theo Nghệ sĩ Nhân dân Đỗ Lộc thì hiện nay: “Ngoài Việt Nam ra, thế giới chưa có đàn đá đúng nghĩa”. Ở Trung Quốc, Triều Tiên và một vài bộ tộc châu Phi cũng đã xuất hiện những thanh đá phát ra âm thanh, nhưng đó chỉ là những chiếc “khánh” đá có âm vực đơn giản không đủ khả năng diễn tấu như các bộ đàn đá tìm thấy ở Việt Nam. Nếu như thế thì đàn đá là báu vật không chỉ của Việt Nam mà còn của cả thế giới!
Vờ chồng NSND Đỗ Lộc
Ở Việt Nam, lần đầu tiên một bộ đàn đá hoàn chỉnh được tìm thấy ở Khánh Sơn (Cam Ranh, Khánh Hòa) vào năm 1979. Sau đó lần lượt tìm thấy những bộ đàn đá khác nhau ở Bình Đa, Bác Ái... Gần đây nhất là đàn đá Tuy An (Phú Yên - 1992).Như vậy, Việt Nam đã tìm thấy trên dưới 10 bộ đàn đá, tập trung ở khu vực Nam Trung bộ. Các bộ đàn đá này đều giàu nhạc tính, có thể diễn tấu được những bản nhạc theo thang âm ngũ cung nhưng hầu hết đều mang âm hưởng nhạc dân gian Tây Nguyên, chỉ duy có bộ đàn đá Tuy An là mang âm hưởng đồng bằng (dân tộc Kinh) rất gần với điệu thức Oán của Nam bộ...
Thế nhưng, để công nhận một bộ đàn đá đúng là ... “đàn” (chứ không phải là “khánh”) phải có người biểu diễn, phải có tác phẩm dành riêng cho đàn đá và phải có Hội đồng nghiệm thu.
Khi tìm thấy bộ đàn đá ở Khánh Sơn (1979), cố GS Viện sĩ Lưu Hữu Phước - lúc đó là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam đã giao cho nhạc sĩ Đỗ Lộc nghiên cứu và ứng dụng sao cho hiệu quả. Khi nhạc sĩ Đỗ Lộc biểu diễn tác phẩm Gọi nhau lên nguồn của nhạc sĩ Lư Nhất Vũ trên cây đàn đá trong lễ công bố Đàn đá Khánh Sơn thì bản nhạc này trở thành tác phẩm đầu tiên trên thế giới viết riêng cho đàn đá bằng phương pháp ký âm.
Vì là “báu vật” nên tìm được bộ đàn đá nào, sau khi thử nghiệm, công bố là... cất kỹ ở các nhà bảo tàng nên “dân trong nghề” ai cũng thèm muốn. Giới nghiên cứu âm nhạc thì muốn có để mày mò, tìm hiểu, các nhóm biểu diễn âm nhạc dân tộc thì muốn bổ sung thêm cho dàn nhạc của mình một nhạc cụ độc đáo chưa từng có trên thế giới. Không sở hữu được thì... photocopy! Người đầu tiên chế tác đàn đá là nhạc sĩ Thế Viên (Trung tâm Văn hóa TP.HCM). Ông đã cất công lặn lội tìm kiếm những “thanh đá kêu” ở Khánh Sơn, Tuy An... để “nhái” đúng âm thanh của bộ đàn đá mỗi vùng. Tính đến nay, nhạc sĩ Thế Viên đã “xuất xưởng” được 12 bộ đàn đá (8 Khánh Sơn, 4 Tuy An) cung cấp cho hầu hết các nhóm biểu diễn âm nhạc dân tộc trong cả nước.
Nghệ sĩ Nhân dân Đỗ Lộc cũng đã chế tác một bộ đàn đá rất hiện đại, ông dùng cưa máy xẻ những “thanh đá kêu” để có một dàn gồm những thanh đá mỏng bằng phẳng, trơn tru (không sần sùi, góc cạnh như những bộ đàn đá nguyên thủy). Bộ đàn đá này có âm vực rộng đến 3 octave, có thể diễn tấu bất cứ bản nhạc nào dù là nhạc dân tộc hay nhạc Tây phương. Nghệ sĩ Đỗ Lộc đã diễn báo cáo với Hội đồng nghiệm thu của Viện Nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam tại TP.HCM và được GS nhạc sĩ Tô Vũ, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ đánh giá cao. Trong vòng 3 năm (1994 - 1996), Nghệ sĩ Nhân dân Đỗ Lộc đã “mang đá đi đánh xứ người” qua 4 nước: Trung Quốc, Thái Lan, Pháp, Nhật Bản và dĩ nhiên đã gây được những “chấn động” tại các nước này. Việc “sản xuất” đàn đá rất khó khăn (có khi suốt cả đời người không tìm đủ “nguyên liệu”) nên các bộ đàn đá hiện đang lưu hành rất ít và hoàn toàn là “hàng nhái” nhưng chất lượng hơn nguyên mẫu bởi trình độ thẩm âm của các nhạc sĩ bây giờ hơn hẳn các nghệ sĩ - nông dân ngày xưa.
Tác phẩm viết cho đàn đá cũng là “của hiếm”. Nghệ sĩ ưu tú Mạnh Hùng (Trưởng đoàn nghệ thuật Âu Cơ) chỉ sáng tác được một bản Âm vang đất nước để truyền cho con trai là Hoàng Anh chơi. Ở nhóm nhạc Phù Đổng, hai anh em ruột Đức Dậu và Ánh Tuyết chỉ có một bài “tủ” Nhịp điệu nước non do nhạc sĩ Vũ Lân sáng tác. Nhóm Phù Đổng 2, các cháu Triệu Vũ, Thành Nam, Đức Chung, Phan Lâm cũng chỉ có một bản Dân ca cổ Tây Nguyên (Vũ Lân cải biên) để biểu diễn. Nhạc sĩ Thế Viên làm được 12 bộ đàn đá nhưng chỉ viết cho đàn đá có 2 bản: Âm vang đàn đá và Tây Nguyên mùa xuân. Nghệ sĩ Nhân dân Đỗ Lộc có khá hơn nhưng cũng chỉ được vài bản: Âm vang mùa thu, Chào mặt trời mọc, Suối đàn quê hương, Lửa cháy lên rồi...
Đàn đá là khí thiêng sông núi ngàn năm hun đúc, tích tụ.Lời của đá là hồn sông núi. Ai đã một lần nghe tiếng đàn đá lúc thánh thót, khi trầm đục hẳn sẽ thấy lòng mình bay bổng dạt dào xúc cảm thấm đẫm tình non nước.
NSND Đỗ Lộc biểu điển đàn đá CHÀO MẶT TRỜI MỌC
[YOUTUBE]http://www.youtube.com/watch?v=HP_Mq83y8Jw&feature=related[/YOUTUBE]
Lịch sử phát hiện
Năm 1949, những người phu làm đường phát hiện tại tại Ndut Liêng Krak, Đăk Lăk, Tây Nguyên một bộ 11 thanh đá xám có dấu hiệu ghè đẽo bởi bàn tay con người, kích thước từ to đến nhỏ trong đó thanh dài nhất 101,7 cm nặng 11,210 kg; thanh ngắn nhất 65,5 cm nặng 5,820 kg. Phát hiện này được báo cho Georges Condominas, một nhà khảo cổ người Pháp làm việc tại Viện Viễn Đông Bác Cổ.Tháng 6 năm 1950 giáo sư Georges Condominas đưa những thanh đá này về Paris và chúng được nghiên cứu bởi giáo sư âm nhạc André Schaeffner. Sau đó, Georges Condominas công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí Âm nhạc học (năm thứ 33 – bộ mới) số 97-98 tháng 7 năm 1951, khẳng định về loại đàn lithophone ở Ndut Liêng Krak, "“nó không giống bất cứ một nhạc cụ bằng đá nào mà khoa học đã biết". Hiện bộ đàn đá này được trưng bày ở Bảo tàng Con Người Paris, Pháp.
Năm 1956, trong Chiến tranh Việt Nam bộ đàn đá thứ hai được phát hiện và một đại úy Mỹ mang về trưng bày ở New York.
Năm 1980, Georges Condominas lại phát hiện bộ đàn đá thứ ba có 6 thanh tại buôn Bù Đơ thuộc xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Đây là bộ đàn do dòng họ Ksiêng (người Mạ) lưu giữ qua 7 đời.
Từ những năm 1979 vấn đề nghiên cứu, sưu tầm về đàn đá được giới khoa học Việt Nam khơi dậy và cho đến những năm đầu thập niên 1990, người ta tìm được khoảng 200 thanh đàn đá rải rác ở Đắc Lắc, Khánh Hòa, Đồng Nai, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Sông Bé và Phú Yên...; mỗi bộ đàn này có từ 3 đến 15 thanh. Nổi tiếng trong đó là các bộ đàn đá Khánh Sơn, đàn đá Bắc Ái, đàn đá Tuy An, đàn đá Bình Đa (gọi theo địa danh phát hiện). Căn cứ vào loại đàn đá tìm được ở di chỉ khảo cổ Bình Đa, các nhà khoa học cho biết những thanh đá để làm đàn này có tuổi đời khoảng 3.000 năm.
Các nhà nghiên cứu sau khi khai quật và khảo sát tại đỉnh núi Dốc Gạo, thuộc địa phận thôn Tô Hạp, xã Trung Hạp, Khánh Sơn đã tìm ra nhiều dấu tích chứng tỏ người xưa đã chế tác đàn đá tại đây với nhiều khối đá và mảnh tước thuộc loại đá phún trào có nhiều ở Khánh Sơn, cũng là loại đá để chế tác đàn đá Khánh Sơn. Những dấu hiệu chế tác đàn đá tại chỗ chứng tỏ những cư dân từ xưa ở nơi này, dân tộc Raglai, là những người chủ thực sự của những bộ đàn đá.
Đặc điểm
Ở âm vực cao, tiếng đàn đá thánh thót xa xăm.Ở âm vực trầm, đàn đá vang như tiếng dội của vách đá. Người xưa quan niệm âm thanh của đàn đá như một phương tiện để nối liền cõi âm với cõi dương, giữa con người với trời đất thần linh, giữa hiện tại với quá khứ. Đàn đá đã được giới thiệu ở trong và ngoài nước.
Thanh âm của đàn đá được GS.TS.Trần Văn Khê ca ngợi là "biểu hiện tâm tư hệt như con người".
Một số bộ đàn đá lớn
• Tháng 6 năm 2003 ông K’Branh (dân tộc Cơ Hơ) ở buôn Bờ Nơm, Lâm Đồng phát hiện bộ đàn đá 20 thanh. Hai thanh dài nhất rộng bản 22 cm và dài 151 cm và 127 cm. Thanh ngắn nhất rộng bản khoảng 10 cm, chiều dài 43 cm. Số còn lại có độ dài từ 71 đến 75 cm và độ rộng bản trên dưới 15cm. Đây là bộ đàn đá cổ nhiều thanh nhất từng được phát hiện.

Bộ đàn đá được phát hiện ở Lâm Đồng
• Tháng 7 năm 2006 một bộ đàn đá được phát hiện ở Bình Thuận, gồm 8 thanh trong đó thanh dài nhất là 95 cm rộng 17 cm và nặng 12,5 kg; các thanh khác có chiều dài thấp dần đến thanh cuối cùng là 52,5 cm nặng 4,5 kg. Cả 8 thanh đều được ghè đẽo tinh xảo, có hình dạng giống nhau với hai đầu dày và hơi phình to, ở giữa có eo nhỏ lại và là nơi mỏng nhất. Giới khảo cổ học xôn xao vì khu vực phát hiện bộ đàn đá này nằm gần biển, tại vùng ảnh hưởng đậm của văn hóa Sa Huỳnh, trong khi từ trước tới nay tất cả các bộ đàn đá được phát hiện đều tại các vùng rừng, núi cao.

Bộ đàn đá được phát hiện ở Bình Thuận
• Bộ đàn đá hiện đại 100 thanh do hai anh em nghệ sĩ Nguyễn Chí Trung và Nguyễn Đức Lộc sáng tạo, gồm 2 giàn đàn mỗi giàn 50 thanh. Hiện bộ đàn đá này giữ kỷ lục là bộ đàn đá nhiều thanh nhất Việt Nam.

Bộ đàn đá 100 thanh
Đàn đá: "Báu vật" không chỉ của Việt Nam
Theo Nghệ sĩ Nhân dân Đỗ Lộc thì hiện nay: “Ngoài Việt Nam ra, thế giới chưa có đàn đá đúng nghĩa”. Ở Trung Quốc, Triều Tiên và một vài bộ tộc châu Phi cũng đã xuất hiện những thanh đá phát ra âm thanh, nhưng đó chỉ là những chiếc “khánh” đá có âm vực đơn giản không đủ khả năng diễn tấu như các bộ đàn đá tìm thấy ở Việt Nam. Nếu như thế thì đàn đá là báu vật không chỉ của Việt Nam mà còn của cả thế giới!

Vờ chồng NSND Đỗ Lộc
Ở Việt Nam, lần đầu tiên một bộ đàn đá hoàn chỉnh được tìm thấy ở Khánh Sơn (Cam Ranh, Khánh Hòa) vào năm 1979. Sau đó lần lượt tìm thấy những bộ đàn đá khác nhau ở Bình Đa, Bác Ái... Gần đây nhất là đàn đá Tuy An (Phú Yên - 1992).Như vậy, Việt Nam đã tìm thấy trên dưới 10 bộ đàn đá, tập trung ở khu vực Nam Trung bộ. Các bộ đàn đá này đều giàu nhạc tính, có thể diễn tấu được những bản nhạc theo thang âm ngũ cung nhưng hầu hết đều mang âm hưởng nhạc dân gian Tây Nguyên, chỉ duy có bộ đàn đá Tuy An là mang âm hưởng đồng bằng (dân tộc Kinh) rất gần với điệu thức Oán của Nam bộ...
Thế nhưng, để công nhận một bộ đàn đá đúng là ... “đàn” (chứ không phải là “khánh”) phải có người biểu diễn, phải có tác phẩm dành riêng cho đàn đá và phải có Hội đồng nghiệm thu.
Khi tìm thấy bộ đàn đá ở Khánh Sơn (1979), cố GS Viện sĩ Lưu Hữu Phước - lúc đó là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam đã giao cho nhạc sĩ Đỗ Lộc nghiên cứu và ứng dụng sao cho hiệu quả. Khi nhạc sĩ Đỗ Lộc biểu diễn tác phẩm Gọi nhau lên nguồn của nhạc sĩ Lư Nhất Vũ trên cây đàn đá trong lễ công bố Đàn đá Khánh Sơn thì bản nhạc này trở thành tác phẩm đầu tiên trên thế giới viết riêng cho đàn đá bằng phương pháp ký âm.
Vì là “báu vật” nên tìm được bộ đàn đá nào, sau khi thử nghiệm, công bố là... cất kỹ ở các nhà bảo tàng nên “dân trong nghề” ai cũng thèm muốn. Giới nghiên cứu âm nhạc thì muốn có để mày mò, tìm hiểu, các nhóm biểu diễn âm nhạc dân tộc thì muốn bổ sung thêm cho dàn nhạc của mình một nhạc cụ độc đáo chưa từng có trên thế giới. Không sở hữu được thì... photocopy! Người đầu tiên chế tác đàn đá là nhạc sĩ Thế Viên (Trung tâm Văn hóa TP.HCM). Ông đã cất công lặn lội tìm kiếm những “thanh đá kêu” ở Khánh Sơn, Tuy An... để “nhái” đúng âm thanh của bộ đàn đá mỗi vùng. Tính đến nay, nhạc sĩ Thế Viên đã “xuất xưởng” được 12 bộ đàn đá (8 Khánh Sơn, 4 Tuy An) cung cấp cho hầu hết các nhóm biểu diễn âm nhạc dân tộc trong cả nước.
Nghệ sĩ Nhân dân Đỗ Lộc cũng đã chế tác một bộ đàn đá rất hiện đại, ông dùng cưa máy xẻ những “thanh đá kêu” để có một dàn gồm những thanh đá mỏng bằng phẳng, trơn tru (không sần sùi, góc cạnh như những bộ đàn đá nguyên thủy). Bộ đàn đá này có âm vực rộng đến 3 octave, có thể diễn tấu bất cứ bản nhạc nào dù là nhạc dân tộc hay nhạc Tây phương. Nghệ sĩ Đỗ Lộc đã diễn báo cáo với Hội đồng nghiệm thu của Viện Nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam tại TP.HCM và được GS nhạc sĩ Tô Vũ, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ đánh giá cao. Trong vòng 3 năm (1994 - 1996), Nghệ sĩ Nhân dân Đỗ Lộc đã “mang đá đi đánh xứ người” qua 4 nước: Trung Quốc, Thái Lan, Pháp, Nhật Bản và dĩ nhiên đã gây được những “chấn động” tại các nước này. Việc “sản xuất” đàn đá rất khó khăn (có khi suốt cả đời người không tìm đủ “nguyên liệu”) nên các bộ đàn đá hiện đang lưu hành rất ít và hoàn toàn là “hàng nhái” nhưng chất lượng hơn nguyên mẫu bởi trình độ thẩm âm của các nhạc sĩ bây giờ hơn hẳn các nghệ sĩ - nông dân ngày xưa.
Tác phẩm viết cho đàn đá cũng là “của hiếm”. Nghệ sĩ ưu tú Mạnh Hùng (Trưởng đoàn nghệ thuật Âu Cơ) chỉ sáng tác được một bản Âm vang đất nước để truyền cho con trai là Hoàng Anh chơi. Ở nhóm nhạc Phù Đổng, hai anh em ruột Đức Dậu và Ánh Tuyết chỉ có một bài “tủ” Nhịp điệu nước non do nhạc sĩ Vũ Lân sáng tác. Nhóm Phù Đổng 2, các cháu Triệu Vũ, Thành Nam, Đức Chung, Phan Lâm cũng chỉ có một bản Dân ca cổ Tây Nguyên (Vũ Lân cải biên) để biểu diễn. Nhạc sĩ Thế Viên làm được 12 bộ đàn đá nhưng chỉ viết cho đàn đá có 2 bản: Âm vang đàn đá và Tây Nguyên mùa xuân. Nghệ sĩ Nhân dân Đỗ Lộc có khá hơn nhưng cũng chỉ được vài bản: Âm vang mùa thu, Chào mặt trời mọc, Suối đàn quê hương, Lửa cháy lên rồi...
Đàn đá là khí thiêng sông núi ngàn năm hun đúc, tích tụ.Lời của đá là hồn sông núi. Ai đã một lần nghe tiếng đàn đá lúc thánh thót, khi trầm đục hẳn sẽ thấy lòng mình bay bổng dạt dào xúc cảm thấm đẫm tình non nước.
(Tổng hợp từ nhiều nguồn)
NSND Đỗ Lộc biểu điển đàn đá CHÀO MẶT TRỜI MỌC
[YOUTUBE]http://www.youtube.com/watch?v=HP_Mq83y8Jw&feature=related[/YOUTUBE]